Đời thợ mùa Covid 19

Đời thợ mùa Covid 19

Đời thợ mùa Covid 19

Đời thợ mùa Covid 19

Đời thợ mùa Covid 19
Đời thợ mùa Covid 19
Tin Tức

Đời thợ mùa Covid 19

Năm 2020, một năm nhiều biến động bởi đại dịch Covid-19, cuộc sống của những người thợ xây bị xáo trộn và ảnh hưởng nặng nề. Những nhóm thợ xây theo thời vụ là đối tượng lao động dễ bị tổn thương, nhưng cũng chính họ lại rất can trường, không thụ động, luôn tuân thủ quy định phòng dịch trên công trường và nỗ lực cống hiến để nhiều dự án về đích sớm.

TP.HCM sẽ đầu tư xây dựng 70 dự án cầu, đường trong năm 2019

Đa số thợ xây, phụ hồ trên các công trường hiện nay thuộc nhóm lao động phi chính thức.

Nín thở chờ qua dịch

Nghe theo lời rủ của những người đồng hương đang làm thợ xây tại các công trình xây dựng khu đô thị tại Quận 9 (TP.HCM), vợ chồng anh Hồ Nghĩa Hưng (trú tại huyện Diễn Châu, Nghệ An) tất bật đưa nhau lên chuyến xe đầu tiên từ thị trấn Diễn Châu đi tìm vùng đất mới sau những ngày nghỉ Tết. Sau gần hai ngày trên xe, vừa đặt chân xuống bến xe Lam Hồng, vợ chồng anh chị đã vội tìm xe ôm về Quận 9. Năm 2018 - 2019, khi đại dự án nhà ở của Vinhomes triển khai rầm rộ, cơ hội việc làm cho những người như vợ chồng anh Hưng rất cao. “Nghe bạn đồng hương nói thu nhập theo ngày cũng khá. Vợ chồng bỏ hết để vô đây, chứ ở quê giờ không có việc chi”, anh Hưng kể.

Nhưng người tính không bằng… dịch đến. Tuần đầu tiên nằm chờ việc, anh đã nghe loáng thoáng tin tức dịch Covid-19 đang như cơn bão ập đến. Tháng 3/2020, cả khu trọ của hàng chục thợ xây, phụ hồ ở khu Phước Long, Quận 9 sốt ruột nghe ngóng tin tức. “Nghề xây dựng thường chỉ sau Tết là đã chạy đôn chạy đáo vì công trình thi công trở lại, không khí tấp nập vô cùng. Nhưng năm nay, chúng tôi nín thở… chờ dịch đi qua”, anh Quang, Trưởng nhóm thợ xây khẽ khàng.

Sài Gòn, mảnh đất có sức thu hút kỳ lạ với người tứ xứ đổ về mưu sinh, những ngày cuối tháng 3 và đầu tháng 4/2020 gần như khác hẳn, trĩu nặng bởi nỗi lo toan cơm áo của những người xa quê tìm việc ở các công trình xây dựng.

Tại TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung, vấn đề tập trung công nhân trước và sau giờ làm việc; vấn đề luồng lưu thông, di chuyển của công nhân; sinh hoạt, vệ sinh lao động, vệ sinh công trình, bảo đảm công tác giám sát sức khỏe và phòng hộ cá nhân cho người lao động được đặt lên hàng đầu. Do đó, lực lượng lao động tự do, di chuyển từ vùng khác đến thời điểm đó rất khó xin việc.

Đối với các dự án, công trình không mang tính đặc thù, khẩn cấp thì khuyến nghị chủ đầu tư điều chỉnh giãn tiến độ hoặc tạm ngưng thi công xây dựng nhằm hạn chế tập trung đông người, hạn chế thi công ca đêm nếu không có yêu cầu đặc biệt.

Mặt khác, tổ chức đo thân nhiệt cho người ra, vào công trình; đo thân nhiệt cho nhân công tại công trình vào đầu và cuối mỗi ca. Rà soát công nhân lao động, chuyên gia nước ngoài đến từ các vùng dịch trở lại làm việc để thông báo cho UBND quận, huyện nơi có công trình xây dựng tổ chức cách ly theo quy định.

Tại một loạt công trình khu trung tâm TP.HCM (Quận 1, Quận 3) như công trình Bệnh viện Đa khoa Quận 3, Bệnh viện Y học cổ truyền…, không khí những ngày đó trầm lắng hẳn. Chỉ lác đác vài nhóm công nhân (thường không quá 3 người) làm việc. Ai nấy ngoài đồ bảo hộ, còn đeo khẩu trang, xịt khuẩn trước khi vào công trường. “Có những hạng mục cần huy động nhiều nhân lực, các chủ đầu tư phải ngừng triển khai. Tuân thủ nghiêm chỉ thị của Thủ tướng, của TP.HCM, đa số thợ xây, phụ hồ nghỉ làm hoặc luân phiên, chia ca. Thu nhập theo công nhật của công nhân như vậy sẽ bị giảm rất nhiều”, anh Công, một tư vấn giám sát chia sẻ.

Dễ bị tổn thương nhưng rất mực can trường

Báo cáo lao động phi chính thức của Việt Nam do Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT) và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thực hiện cho thấy, quy mô lực lượng này khá lớn với hơn 20 triệu người. Trong đó, Hà Nội và TP.HCM là hai thành phố có số lao động phi chính thức lớn nhất, chiếm hơn 20% số lượng của cả nước. Báo cáo này chỉ rõ, những lao động trong khu vực phi chính thức thường có việc làm bấp bênh, thiếu ổn định, thu nhập thấp, thời gian làm việc dài, không được chi trả các chế độ phụ cấp, phúc lợi xã hội… Trong đó, có đến 43,9% số lao động phi chính thức được xếp vào nhóm lao động có việc làm dễ bị tổn thương.

Anh Hưng bày tỏ, “không biết mình nằm trong nhóm lao động dễ bị tổn thương”. Vì các anh là lao động chính của gia đình. Trong công trình, việc nào nặng các anh cũng không nề hà, miễn sao làm đúng yêu cầu kỹ thuật và bảo đảm chất lượng theo yêu cầu của chỉ huy trưởng công trình. Và anh càng không muốn dễ bị tổn thương, anh chỉ mong có việc để nuôi vợ con. Khi các công trình trong Thành phố ngưng tiến độ, nhóm các anh tìm đến công trình điện mặt trời miền Trung, điện gió miền Tây để làm. “Không bị động được, vì đại dịch không biết khi nào kết thúc”, anh Hưng nói.

Đa phần công nhân ở các dự án đến từ những nhà thầu khác nhau, thường được chia thành ba nhóm. Nhóm thứ nhất là lực lượng công nhân cơ hữu của nhà thầu chính, số này không nhiều. Công nhân của nhóm thứ hai đến từ các nhà thầu phụ. Nhóm thứ ba là lượng công nhân trong các tổ đội nhỏ lẻ (khoảng 10 - 20 người) làm việc trực tiếp cho nhà thầu phụ. Cả hai nhóm sau đều là những người như anh Hưng, anh Quang, lao động công nhật, không bảo hiểm và các phúc lợi khác. Như vậy, đa số thợ xây, phụ hồ trên các công trường hiện nay thuộc nhóm lao động phi chính thức, không giao kết.

Sáng 1/4/2020, trong cuộc họp của Thường trực Chính phủ về chính sách bảo đảm an sinh xã hội cho người bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, tác động của dịch là rất lớn, không chỉ đối với sản xuất, kinh doanh, thu ngân sách mà cả với đời sống của người dân, nhất là người nghèo, công nhân thất nghiệp và một số đối tượng khác không có tích lũy. “Tình thế cấp bách hiện nay đòi hỏi chúng ta phải lo cho cuộc sống nhân dân, nhất là người lao động, người nghèo, người yếu thế, người làm bán thời gian, người mất việc làm, thu nhập để bảo đảm đời sống ở mức cơ bản tối thiểu”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Trước chỉ đạo trên của Chính phủ, nhiều chuyên gia cho rằng, việc lựa chọn đối tượng lao động tự do (không có hợp đồng lao động) bị mất việc làm vào các nhóm đối tượng được nhận hỗ trợ là hoàn toàn hợp lý. Bởi đây chính là những lao động bị ảnh hưởng dịch Covid-19 nặng nhất.

Những người thợ xây tôi gặp đã trải qua một năm nín thở nhiều lần như 2020 có mong muốn lạc quan về một năm 2021 mà công trình xây dựng nào cũng rộn tiếng máy, thiết bị và công nhân tất bật trổ các ngón nghề, một năm 2021 đóng góp thật nhiều công sức vào hình hài các công trình to, đẹp, hiện đại.

 

Tin tức khác
Dịch vụ xây dựng cầu đường

Dịch vụ xây dựng cầu đường

Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội hiện nay, không thể không nói đến vai trò ngành xây dựng. Trong đó, thi..
Dịch vụ thi công sơn vạch kẻ đường đúng kỹ thuật, đảm bảo chất lượng

Dịch vụ thi công sơn vạch kẻ đường đúng kỹ thuật, đảm bảo chất lượng

Thi công sơn vạch kẻ đường giao thông là một quá trình thực hiện, triển khai ngoài thực địa, địa bàn cụ thể với..
Dịch vụ san lấp mặt bằng chuyên nghiệp tại Hồ Chí Minh

Dịch vụ san lấp mặt bằng chuyên nghiệp tại Hồ Chí Minh

Địa hình của các khu vực là không giống nhau vì có chỗ cao, chỗ thấp, có chỗ bằng phẳng thì cũng có nơi gồ ghề...
Thành phố Hồ Chí Minh hướng tới mục tiêu xây dựng 35.000 căn nhà ở xã hội

Thành phố Hồ Chí Minh hướng tới mục tiêu xây dựng 35.000 căn nhà ở xã hội

Giải quyết vấn đề về nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động có thu nhập thấp là chủ trương lớn của Thành..
TP.HCM: Nhiều sai sót trong đấu thầu tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ

TP.HCM: Nhiều sai sót trong đấu thầu tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ

Thanh tra TP.HCM vừa công bố kết luận thanh tra việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc đấu thầu mua sắm..
Quận Tân Phú (TP.HCM) chọn nhà thầu thực hiện dự án thu gom rác hơn 200 tỷ đồng

Quận Tân Phú (TP.HCM) chọn nhà thầu thực hiện dự án thu gom rác hơn 200 tỷ đồng

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực quận Tân Phú vừa công khai kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với Dự..
Hotline tư vấn miễn phí: 0938537853